Skip to main content

Posts

DẠY HỌC: BIẾT NÓI LỜI TỪ CHỐI

Năm học này, tôi làm các bài kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào, nhất định không nhận dạy các học sinh quá kém. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã gặp không ít các trường hợp học sinh gần như không biết gì cả. Có học sinh lớp 6 không thuộc bảng cửu chương, có học sinh lớp 9 không biết rút gọn đa thức,...Trước thấy thương các em kém quá mà cả nể nhận dạy, nhưng sau cùng các em hoặc tiến bộ quá chậm, đi thi vẫn cứ quanh quẩn điểm hai, ba hoặc không thì phụ huynh lại cho nghỉ học giữa chừng. Dạy hoài công mà tôi còn tự chuốc thêm bao mệt mỏi. Đối với các học sinh mà đầu óc “trắng xoá" như thế, tôi buộc phải dạy một chương trình riêng. Nhưng bây giờ, mở thêm lớp dạy thêm mình các em thì tôi không có đủ thời gian, và cũng chẳng biết phải lấy học phí như nào. Còn dạy chung các em với các bạn khác thì tôi vừa phải dạy cho lớp, vừa phải tách các em riêng ra để dạy bài tập cơ bản. Giá như sức học các em tốt chút thì chẳng nói, đằng này do tiếp thu chậm, cứ học hôm trước hôm sau quên, cộng t...
Recent posts

VỀ NGHỆ THUẬT VIẾT: Ý THỨC VỀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA KẺ KHÁC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ LÊN CÁCH VIẾT

Viết, giống như trò chuyện, về cơ bản đều là sự truyền đạt thông tin giữa ta và người. Bởi có kẻ khác ta ấy mà nảy sinh ra nhu cầu để nói ra, và cũng chính sự có mặt của kẻ khác ảnh hưởng quyết định lên cách ta nói, hay viết. Có ba cấp độ giao tiếp mà mỗi cấp độ cần một cách nói riêng: nói cho chính mình, nói cho một nhóm người, và nói cho một toàn thể rộng lớn không xác định.  Sự khác biệt đầu tiên nằm ở cách xưng hô. Nói cho chính mình, ta có thể loại bỏ hoàn toàn chủ thể “tôi” ra khỏi văn bản, bởi khi đó, ta chính là kẻ đang chứng kiến cái ta viết rồi. Ví dụ một đoạn nhật ký sau:  “ Đêm tháng sáu, nằm nghe những bản nhạc không lời tuyệt vời của Chad Lawson. Một sự tình cờ gặp gỡ; trái tim dạt dào ngây ngất. Tựa như, nhưng sâu hơn âm nhạc của Yiruma hay Kevin Kern. Hình dung ra mình đang ngồi trong một tòa biệt thự cổ vào một buổi sớm thu. Nắng vàng nhẹ hắt bóng qua ô cửa sổ. Ngoài kia là hồ nước mênh mông và mặt đất ngập màu xanh non của cỏ. Nhắm mắt lại, tận hưởng phút giâ...

TRÒ CHUYỆN: SƯ MINH TUỆ TRONG TÔI

Tôi ấn tượng nhất về sự chân thành toát ra từ sư Minh Tuệ. Sư có phải thực sự một thánh nhân hay không, chưa ai có thể chắc chắn, nhưng khó ai có thể không nhìn ra sự giản dị và trung thực trong từng cử chỉ, lời nói của sư. Đôi mắt ấy của sư ngay khi nhìn vào trong tôi đã nảy sinh ngay một sự cảm mến và tin cậy. Nhờ truyền thông đại chúng mà những người dân Việt Nam như tôi, và cả người dân trên khắp thế giới đã biết đến sư. Mười ba hạnh đầu đà sư nghiêm trì đã khiến lòng người cảm động. Đức hạnh của sư như một tấm gương để chúng sinh nhìn vào học tập, đồng thời trở thành một tiêu chuẩn để phân định đâu mới thực sự là một tu sĩ Phật giáo chân chính. Đến cả tính mạng sư cũng đã không còn vướng bận chứ đừng nói gì tới tiền bạc hay danh vọng. Liệu con đường tu hành khổ hạnh như thế có thật sự dẫn tới sự chứng ngộ chấm dứt mọi khổ đau? Câu hỏi đó ta hãy tạm gác sang bên mà dành một sự kính ngưỡng trước nghị lực phi thường của sư suốt 6 năm tu hành trong cô độc. Tuy nhiên cũng có rất nhiều ...

ĐỌC SÁCH: "VIỆT NAM THỜI PHÁP ĐÔ HỘ" - NGUYỄN THẾ ANH

  Cũng nhiều lần đọc sách sử, nhưng dường như lần nào cũng thấy rất mơ hồ, không tìm được cảm giác thích thú. Với cuốn “Việt Nam thời Pháp đô hộ" của Nguyễn Thế Anh này, muốn thêm một lần thử sức xem sao? Sau khi đọc qua hết toàn bộ cuốn sách và có được cảm nhận chung ban đầu, quyết định chỉ đọc kỹ và viết về Chương III của Phần Hai: Các sự biến đổi xã hội. Tập trung để không bị quá tải.  Đây là lần đọc nghiêm túc nhất từ trước tới nay. Kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để suy nghĩ.  Vậy nhưng, thấy gì? Vẫn như mọi lần: lạc lối. Dù chỉ hơn 30 trang sách.  Có lẽ như này: nhiều luận điểm được trình bày, nhưng theo kiểu chắp nối lại chứ không có một sự tổ chức và giải thích đủ sâu để ta thấy được ý nghĩa cùng tầm quan trọng của chúng. Sự lan man này của các luận điểm vô hình chung đã tạo ra rào cản lớn với việc tiếp nhận các sử liệu. Nói gọn lại: không có mạch tư duy sáng rõ dẫn lối, con chữ trở nên tăm tối.  * Một hướng tiếp cận: tách tất cả sử liệu ra khỏi sự rối...

CHAT với CHATGPT: LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI HỌC

Tiếp tục nói chuyện với Chat GPT để hiểu sâu hơn sự phân chia giai cấp trong xã hội. Cuối cùng, câu chuyện đi tới sự bàn luận tổng quát về hai lĩnh vực xã hội học và lịch sử. Chat GPT chẳng những có thể trả lời câu hỏi, mà còn có thể đưa ra đánh giá, phê bình một quan điểm. Được hỏi, và đưa ra quan điểm bản thân một cách tự nhiên cảm giác thực sự thú vị. Cuối buổi Chat GPT còn tổng kết lại toàn bộ những chủ đề chính và in thành văn bản để mình tiện đọc lại. Còn nhiều điều thật bất ngờ. 1. Tôi muốn tiếp tục chủ đề của chúng ta. Chắc chắn rồi! Bạn muốn thảo luận thêm về khía cạnh nào của chủ đề tầng lớp tri thức? Bạn có câu hỏi cụ thể nào không? 2. Sự phân biệt ra các tầng lớp hay giai cấp có phải là cách mà ta xác định cơ cấu xã hội hay tổ chức xã hội? Đúng vậy, sự phân biệt ra các tầng lớp hoặc giai cấp là một trong những cách để xác định và hiểu cơ cấu xã hội hoặc tổ chức xã hội. Đây là một phương pháp quan trọng trong xã hội học để phân tích cách mà xã hội được cấu trúc và hoạt động....